logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 32 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Mạnh giàu từ biển quê hương: Thay đổi tư duy và hành động để phát triển kinh tế biển xanh (6/8/2023)

Mạnh giàu từ biển quê hương: Thay đổi tư duy và hành động để phát triển kinh tế biển xanh (6/8/2023)

Ngày phát hành 9:26 | 6/8/2023

Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cấp bách bảo tồn biển cho phát triển kinh tế biển xanh (11/12/2022)

Cấp bách bảo tồn biển cho phát triển kinh tế biển xanh (11/12/2022)

Ngày phát hành 10:55 | 11/12/2022


Thưa quý vị, Thời gian qua, công tác bảo tồn biển đã đạt được những kết quả quan trọng song đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Hiện, nước ta mới chỉ thành lập được 11 trên tổng số 16 khu bảo tồn biển theo quy hoạch. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường biển, phá hủy đa dạng sinh học, cạn kiện tài nguyên biển cũng dần trở nên đáng báo động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Cần nhìn nhận thực trạng này như thế nào và cần giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn biển? Đây là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có chủ đề: “Cấp bách bảo tồn biển cho phát triển kinh tế biển xanh”. Trân trọng giới thiệu các khách mời tham gia chương trình: 1. Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. 2. PGS - TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam, chuyên gia về biển.

Chuyển đổi nuôi công nghiệp để phát triển kinh tế biển xanh (05/11/2023)

Chuyển đổi nuôi công nghiệp để phát triển kinh tế biển xanh (05/11/2023)

Ngày phát hành 20:27 | 12/11/2023

Thưa quý vị và các bạn! Hiện nay nhiều tỉnh, thành phố ven biển đã chú trọng phát triển kinh tế biển bền vững, trong đó đẩy mạnh nuôi biển theo tư duy kinh tế biển xanh. Tiềm năng nuôi biển của nước ta rất lớn với tổng diện tích mặt nước nuôi biển khoảng 500.000 ha, trong đó có nhiều vũng vịnh, có các vùng nuôi xa bờ, nhưng hiện vẫn chưa khai thác hết, nhất là việc gắn nuôi trồng với bảo vệ môi trường biển. Giải pháp nào để đẩy mạnh nghề nuôi biển ở nước ta trở thành một ngành kinh tế biển hiệu quả, bền vững theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và mục tiêu Chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2030, tầm nhìn 2045? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong Chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: - PGS TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam - Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Khánh Hoà Xin trân trọng các vị khách đã nhận lời tham gia chương trình hôm nay.

Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh bền vững (21/11/2021)

Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh bền vững (21/11/2021)

Ngày phát hành 11:11 | 21/11/2021

Thưa quý vị và các bạn! Nghị Quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nội dung nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước cần được nhanh chóng thực hiện. Chính vì vậy cần bảo vệ tài nguyên biển cho phát triển kinh tế biển xanh là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn mới. Đây cũng là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với Chủ đề: “Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh, bền vững”. Khách mời:
- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, chuyên gia về biển, Đại biểu Quốc hội khóa XV
- TS Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế.

Vì một vùng biển xanh, hoà bình, phát triển (12/11/2022)

Vì một vùng biển xanh, hoà bình, phát triển (12/11/2022)

Ngày phát hành 9:29 | 12/11/2022

Nhân kỷ niệm 40 năm ký Công ước Luật Biển 1982, 10 năm thực hiện Luật biển Việt Nam, Chương trình TDTS hôm nay có chủ đề “Vì vùng biển xanh, hoà bình, phát triển”. Chương trình dành phần lớn thới lượng để nhìn lại quá trình tham gia UNCLOS của Việt Nam cũng như quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam 2012; Cách thức triển khai, thúc đẩy thực thi Công ước về Luật Biển 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012 của Việt Nam, với hai vị khách mời là PGS -TS Nguyễn Chu Hồi - Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam và PGS- TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông học- Học Viện Ngoại giao.

Cần xây dựng kinh tế biển xanh cho phát triển bền vững biển Việt Nam (8/10/2018)

Cần xây dựng kinh tế biển xanh cho phát triển bền vững biển Việt Nam (8/10/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2018

Khách mời: Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ tịch Hội Thiên nhiên và môi trường biển.

Thực thi Công ước Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012: Vì vùng biển xanh, hòa bình và phát triển (16/11/2022)

Thực thi Công ước Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012: Vì vùng biển xanh, hòa bình và phát triển (16/11/2022)

Ngày phát hành 15:1 | 16/11/2022


- Thực thi Công ước Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012: Vì vùng biển xanh, hòa bình và phát triển.
- Những người lính vùng 4 Hải quân vững vàng nơi đầu sóng
- Quảng Ngãi: Hiệu quả từ việc bảo tồn biển Lý Sơn

Giàu lên từ biển xanh (11/02/2024)

Giàu lên từ biển xanh (11/02/2024)

Ngày phát hành 13:27 | 11/2/2024

Xuân đã về trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc, từ các làng quê đến nơi biên giới hải đảo xa xôi. Xuân về mang hơi thở của đất trời, cây lá muôn nơi đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Mỗi khi mùa xuân chạm cửa ngõ Biển Đông, trên khắp các vùng biển, đảo của Tổ quốc đều có một khung trời xuân rất riêng - đầy sức sống. Biển như đẹp hơn, xanh hơn, bình yên hơn với những con sóng vỗ nhẹ vào bờ… Vốn là một quốc gia biển, biển nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng vào bậc nhất trên thế giới. Vì thế khai thác từ biển, làm giàu từ biển không chỉ là mong ước của bao thế hệ cư dân gắn bó với biển mà đó còn là định hướng phát triển của nền kinh tế đất nước. “Giàu lên từ biển xanh” là chủ đề của chương trình Biển đảo Việt Nam chào năm mới Giáp Thìn. Đồng hành cùng chương trình là PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu QH khóa 15, PCT thường trực Hội Thủy sản Việt Nam, Chuyên gia về biển.

Theo dòng thời sự ngày 15/01/2015: Cần xử lý dứt điểm xe biển xanh vi phạm giao thông

Theo dòng thời sự ngày 15/01/2015: Cần xử lý dứt điểm xe biển xanh vi phạm giao thông

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2015

- Lựa chọn mô hình sản xuất đơn lẻ hay hợp tác: Đâu là sự lựa chọn đúng đắn.
- Cần xử lý dứt điểm xe biển xanh vi phạm giao thông.
- Khánh Hòa: Dân bức xúc vì bị cán bộ "ăn chặn" tiền hỗ trợ xây dựng Nông thôn mới.
- Vì sao Nghị định 67 chậm đi vào cuộc sống?
- Các nước Trung Đông - Bắc Phi - Bốn năm sau "mùa Xuân Ả Rập".

Đắm say biển xanh trong lòng núi (29/12/2023)

Đắm say biển xanh trong lòng núi (29/12/2023)

Ngày phát hành 8:21 | 29/12/2023

Bình yên, thơ mộng, miền sơn thuỷ Quỳnh Nhai nói riêng và vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La nói chung là điểm hẹn đặc biệt cho những ai muốn khám phá một “biển xanh” rất khác nơi đại ngàn Tây Bắc.

Bạn hữu đường xa: Ý kiến về đề xuất bỏ xe biển xanh, biển đỏ (26/12/2016)

Bạn hữu đường xa: Ý kiến về đề xuất bỏ xe biển xanh, biển đỏ (26/12/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2016

Giao lưu với các lái xe: Trịnh Văn An và Mai Tất Thịnh.

Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh, bền vững? (7/6/2023)

Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh, bền vững? (7/6/2023)

Ngày phát hành 19:21 | 7/6/2023

Nghị quyết 36/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65-70% GDP cả nước…Nghị quyết 36 cũng định hướng phát triển nền kinh tế biển xanh, bền vững. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết, nhiều tỉnh thành ven biển đã đưa ra hàng loạt quyết sách, nhằm đưa nền kinh tế biển của địa phương tiến tới phát triển bền vững.

Liệu có phải những chiếc xe “biển xanh” có một thứ đặc quyền “bất thành văn” (21/9/2016)

Liệu có phải những chiếc xe “biển xanh” có một thứ đặc quyền “bất thành văn” (21/9/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2016

- Liệu có phải những chiếc xe “biển xanh” có một thứ đặc quyền “bất thành văn”
- Thành lập đường dây nóng – bước đi mới của Ấn Độ nhằm phòng chống tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em.
- Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ 13 sẽ diễn ra tại thành phố Lào Cai vào tháng 10 tới.
- Xu hướng quảng cáo mới trên thiết bị di động.

Mạnh giàu từ biển quê hương: Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh (3/8/2023)

Mạnh giàu từ biển quê hương: Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh (3/8/2023)

Ngày phát hành 10:39 | 3/8/2023

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước. Với 28 địa phương giáp biển thì ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đường bờ biển kéo dài từ Đông sang Tây có chiều dài trên 735 km, hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gấp 2 lần đất liền. Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia.
Hiện nay, hàng triệu ngư dân ĐBSCL đang sống nhờ vào nuôi trồng và khai thác biển, nhưng biển và ngư dân cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, biến động của bất ổn kinh tế toàn cầu...đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của chính họ. Phát triển kinh tế biển xanh chính là chìa khóa để ĐBSCL giữ biển mạnh giàu. Chuyên mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay với phóng sự “Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh” do nhóm PV Đài TNVN thực hiện.

Hơn 500 xe ô tô biển xanh 80A, 80B đã được cấp cho các doanh nghiệp bị Thủ tướng yêu cầu thu hồi trước ngày 30/6 năm nay (23/3/2017)

Hơn 500 xe ô tô biển xanh 80A, 80B đã được cấp cho các doanh nghiệp bị Thủ tướng yêu cầu thu hồi trước ngày 30/6 năm nay (23/3/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2017

Trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh.

123

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: